TikTok luôn hướng đến xây dựng một cộng đồng có trách nhiệm và bình đẳng, cho phép các thành viên được tạo ra, chia sẻ và thưởng thức các nội dung sáng tạo, giải trí một cách an toàn. Thay vì chỉ nói "Hãy tin tưởng chúng tôi", TikTok nỗ lực tìm kiếm và duy trì sự tin tưởng này thông qua việc đảm bảo tính minh bạch đối với các hoạt động đang diễn ra nhằm bảo vệ nền tảng an toàn. Chính vì lẽ đó, TikTok đã thực hiện những cam kết quan trọng mang tính minh bạch trong suốt thời gian dài, đặc biệt là đối với quá trình kiểm duyệt và đề xuất nội dung.

Để thực hiện những cam kết trên, TikTok liên tục triển khai các hành động cụ thể nhằm củng cố sự tin tưởng của người dùng. Cụ thể:

  • 02 năm trước, TikTok đã cho ra mắt Trung tâm minh bạch và Trách nhiệm Giải trình. Với vai trò đứng đầu ngành, Trung tâm đã nâng cao tiêu chuẩn đánh giá khi cho phép các chuyên gia truy cập vào phương pháp kiểm duyệt và thông tin hệ thống khuyến nghị của TikTok. Trong giai đoạn dịch bệnh, TikTok cung cấp dịch vụ tham quan ảo một số khu vực trải nghiệm cho hàng trăm khách, đồng thời thể hiện mong muốn chào đón khách ghé thăm khi tình hình đã an toàn tại Trung tâm Minh bạch và Trách nhiệm giải trình của TikTok ở Dublin, Los Angeles và Washington, D.C.
  • Năm 2020, TikTok đã thành lập Hội đồng Cố vấn Nội dung Hoa Kỳ, tiếp đến là các Hội đồng Tư vấn An toàn ở Châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi, Châu Á Thái Bình Dương, Brazil và Mỹ Latinh. Các hội đồng này bao gồm các chuyên gia độc lập đứng đầu ngành ở từng khu vực. Họ chịu trách nhiệm tư vấn về một loạt các chính sách nội dung và chiến lược an toàn trên TikTok.
  • TikTok nhận thấy rằng, để mang đến một trải nghiệm tuyệt vời trên nền tảng thì không có một giải pháp nào có thể phù hợp với tất cả người dùng. Do đó, TikTok cho phép người dùng được tùy chỉnh nội dung dựa trên sở thích cá nhân của họ. Gần đây, TikTok đã công bố cách thức mới để người dùng có thể lọc nội dung họ không muốn xuất hiện trên mục Dành Cho Bạn và Đang Follow thông qua các từ khóa tìm kiếm và hashtag. Tính năng và các công cụ bổ sung này sẽ được TikTok triển khai trong vài tháng tới.

Với mong muốn mang đến trải nghiệm tốt nhất cho những người sáng tạo, kết nối hay tìm kiếm sự giải trí trên TikTok, nền tảng luôn đặt ra những mục tiêu vượt lên trên sự kỳ vọng từ phía cộng đồng và các bên liên quan. TikTok cũng đang ghi nhận phản hồi đến từ các nhà nghiên cứu, học giả và các chuyên gia hàng đầu. Tiếp nối nỗ lực trên, hôm nay, TikTok vinh dự chia sẻ các sáng kiến mới nhằm tăng cường sự minh bạch và trách nhiệm giải trình trên nền tảng.

  • Cung cấp quyền truy cập API (tạm dịch: Giao diện Lập trình Ứng dụng) nhằm nghiên cứu phương thức vận hành của TikTok. Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra cách thức dễ dàng và chính xác để xác định và đánh giá các nội dung, xu hướng, hoặc tiến hành các thử nghiệm ngay trên nền tảng. Do đó, TikTok đang phát triển một nghiên cứu API nhằm cải thiện khả năng truy cập vào nguồn dữ liệu công khai và ẩn danh về các nội dung và hoạt động trên nền tảng một cách dễ dàng. Ngoài ra, TikTok đã lên kế hoạch để trao quyền truy cập cho các nhà nghiên cứu được tham gia vào giai đoạn cuối năm nay.
  • Cung cấp quyền truy cập API nhằm nghiên cứu hệ thống kiểm duyệt của TikTok. Sắp tới, TikTok dự kiến sẽ ra mắt hệ thống kiểm duyệt API trên trang Trung tâm Minh bạch và Trách nhiệm giải trình của nền tảng. Hệ thống này sẽ là công cụ hiệu quả để các nhà nghiên cứu được chọn đánh giá hệ thống kiểm duyệt nội dung và kiểm tra các nội dung sẵn có trên nền tảng. Tại Trung tâm Minh bạch và Trách nhiệm giải trình, các nhà nghiên cứu cũng có thể đăng tải nội dung của chính họ để hiểu thêm các loại nội dung được phép, bị từ chối hoặc cần đưa cho đội ngũ kiểm duyệt để đánh giá kỹ hơn.
  • Chia sẻ thông tin chuyên sâu với Hội đồng Cố vấn về Nội dung và An toàn của TikTok. Nhằm hỗ trợ các phân tích chuyên sâu, các chuyên gia tư vấn độc lập của Hội đồng Cố vấn Nội dung tại Mỹ và Hội đồng Cố vấn Nội dung trong khu vực sẽ được cấp quyền truy cập API và quyền truy cập vào các thông tin bảo mật khác, chẳng hạn như: danh sách từ khóa (sử dụng với mục đích phát hiện và gắn cờ các nội dung vi phạm tiềm ẩn). TikTok sẽ không công khai danh sách các từ khóa này nhằm tránh việc tiếp tay cho những hành vi cố tình phá hoại các biện pháp bảo vệ an toàn. Mặc dù TikTok sỡ hữu một đội ngũ chịu trách nhiệm kiểm duyệt thường xuyên các quy trình và công cụ để đảm bảo quá trình hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả, song, các quan điểm và kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia sẽ giúp củng cố các cách tiếp cận của TikTok.
  • Mở rộng phạm vi báo cáo minh bạch về việc phản đối các hoạt động ảnh hưởng tiềm ẩn. Yếu tố khiến nền tảng trở nên độc đáo là tính chân thực đến từ những nhà sáng tạo và nội dung của họ. Do đó, TikTok không cho phép bất cứ hoạt động nào có khả năng gây suy yếu tính toàn diện của nền tảng, hoặc tính xác thực của người dùng. Trong tương lai, các Báo cáo Thực thi Tiêu chuẩn Cộng đồng hàng quý sẽ công bố những các thông tin chi tiết về các hoạt động nguy hiểm tiềm ẩn, từ đó loại bỏ khỏi nền tảng trên toàn cầu, qua đó cho thấy sự nghiêm túc của TikTok đối với những vi phạm có xu hướng đánh lạc hướng cộng đồng này.

Những sáng kiến này đang được triển khai theo kế hoạch và dự kiến sẽ sớm ra mắt trong thời gian tới. TikTok sẽ liên tục cập nhật tiến trình đổi mới để phát triển nền tảng ngày càng minh bạch và có trách nhiệm. Nếu người dùng có phản hồi hoặc những ý kiến đóng góp, vui lòng gửi đến địa chỉ email transparency@tiktok.com