Tác giả: Matty Lin, Tổng Giám đốc, Giải pháp Kinh doanh Toàn cầu, TikTok Đông Nam Á

Trong bối cảnh kinh tế năng động hiện nay, chuyển đổi số và cải tiến công nghệ là yếu tố then chốt quyết định thành công của doanh nghiệp thuộc mọi quy mô tại khu vực ASEAN.

Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (DNNVV) là xương sống của nền kinh tế toàn cầu và đóng vai trò quan trọng trong bức tranh kinh tế ASEAN khi chiếm hơn 90% tổng số lượng doanh nghiệp, tạo việc làm cho 67% lực lượng lao động và đóng góp hơn 40% vào GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) của khu vực. Trong đó, việc xây dựng cách tiếp cận chiến lược đối với nhiệm vụ chuyển đổi số là chìa khóa giúp DNNVV khai mở cơ hội kinh doanh. Cụ thể, các nền tảng số và công cụ đổi mới được kỳ vọng giúp cộng đồng DNNVV tăng cường tương tác với khách hàng, củng cố hiệu quả truyền thông và cải thiện kết quả kinh doanh.

Hơn 15 triệu doanh nghiệp trên khắp Đông Nam Á, phần lớn là các doanh nghiệp nội địa, đang hoạt động trên TikTok. Trong Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024 tại Lào, với chủ đề "Từ Nông nghiệp đến Kỹ thuật số", các chủ DNNVV trong khu vực đã chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số thông qua TikTok Shop. Theo chia sẻ của các đại diện, mỗi doanh nghiệp đều có cơ hội tham gia vào các chương trình hỗ trợ được cá nhân hóa theo nhu cầu đặc thù của từng thị trường, từ đó góp phần mở rộng đầu ra cho các sản phẩm địa phương như thực phẩm, quần áo và hàng thủ công.


Trong năm qua, TikTok đã và đang tiếp tục hỗ trợ DNNVV khai thác tiềm năng của nền kinh tế số thông qua các chương trình nâng cao kỹ năng, hỗ trợ đào tạo và chuỗi chiến dịch quảng bá sản phẩm địa phương.

Tiêu biểu, tại Việt Nam, TikTok đã hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện dự án OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) nhằm giới thiệu đặc sản địa phương đến rộng rãi người tiêu dùng song song với trang bị kỹ năng chuyển đổi số cho hơn 3.000 nông dân nông thôn tại 30 tỉnh thành.

Tại Indonesia, Tokopedia và ShopTokopedia đã chung tay khởi động sáng kiến "Beli Lokal" (Buy Local) vào tháng 12/2023 nhằm cung cấp một nền tảng độc quyền giúp kết nối sản phẩm nội địa với người tiêu dùng khắp Indonesia. Chiến dịch đã nâng cao đáng kể khả năng nhận diện cho các nhà bán hàng địa phương, giúp số lượng giao dịch tăng trung bình gấp 19 lần. Bên cạnh đó, TikTok đã hợp tác với Bộ Du lịch và Kinh tế Sáng tạo Indonesia triển khai chương trình TikTok Jalin Nusantara, bao gồm đào tạo nâng cao kỹ năng số và mở rộng kết nối internet tại 19 thành phố và vùng nông thôn. Chương trình là một phần trong cam kết được công bố tại Diễn đàn Tác động TikTok Đông Nam Á 2023 với mục tiêu hỗ trợ chuyển đổi số cho hơn 18.000 người dân và 500 DNNVV trong giai đoạn thí điểm, hướng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế Indonesia.


Tại Malaysia, TikTok đã hợp tác với nhiều cơ quan chính phủ để trao quyền và hỗ trợ số hóa cho các DNNVV. Tính đến tháng 9/2024, TikTok đã đồng hành đào tạo hơn 100.000 DNNVV thông qua hợp tác với đối tác chính phủ, bao gồm MATRADE, FAMA, MEDAC, TEKUN Nasional, MINTRED, SDEC, MDEC, PUNB, SIDEC, KKDW và nhiều đơn vị khác. TikTok cũng đã cho ra mắt chiến dịch #JOMLokal nhằm thúc đẩy quảng bá và nâng cao nhận diện cho đa dạng thương hiệu và sản phẩm Malaysia trên TikTok Shop.

Tại Philippines, chiến dịch Buy Local Shop Local của TikTok, nhằm quảng bá DNNVV cùng các thương hiệu và doanh nghiệp nội địa, đã hỗ trợ hơn 1.000 nhà bán địa phương và hơn 330.000 sản phẩm nội địa. TikTok cũng phối hợp với Bộ Thương mại và Công nghiệp (DTI) tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu để hướng dẫn DNNVV ứng dụng TikTok Shop trong phát triển và mở rộng kinh doanh.

Tại Thái Lan, TikTok đã hợp tác với Cục Phát triển Cộng đồng (CDC) để tạo điều kiện gia nhập nền tảng số cho hơn 1.500 nhà bán hàng thuộc chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm. Chương trình nhằm quảng bá rộng rãi đặc sản địa khắp cả nước trên nền tảng thương mại trực tuyến. Đồng thời, TikTok cũng đang tích cực làm việc với Cục Phát triển Kinh doanh (DBD) để cung cấp các khóa đào tạo kỹ thuật số cho 7.000 DNNVV và hỗ trợ họ trong hoạt động thương mại trên nền tảng TikTok Shop.

Ngoài ra, TikTok cũng chú trọng công tác giáo dục, trang bị kỹ năng thiết yếu cho giới trẻ trong thời đại số. Cụ thể, TikTok đã và đang hợp tác với Quỹ ASEAN để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của giới trẻ và xây dựng các cộng đồng hỗ trợ hướng đến mục tiêu tăng trưởng của khu vực.

Kể từ lần đầu tiên ra mắt tại thị trường Đông Nam Á, sứ mệnh truyền cảm hứng sáng tạo và khơi nguồn niềm vui của TikTok vẫn không thay đổi suốt 7 năm qua. Trong tương lai, TikTok sẽ tiếp tục tập trung xây dựng một cộng đồng sáng tạo và an toàn để củng cố hoạt động thương mại cho doanh nghiệp địa phương cũng như mở rộng khả năng tiếp cận giáo dục kỹ năng số và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho thế hệ trẻ tại ASEAN.